Cây Cẩm Lai là loài cây mang lại giá trị cao
Cách trồng cây Cẩm Lai giống
Về cơ bản thì cách trồng loài cây này cũng sẽ tương tự các loại cây gỗ thông thường và cũng trải qua những bước cơ bản là đào hố, làm đất, trồng và chăm sóc cây. Tuy nhiên, với đặc tính riêng biệt của cây Cẩm Lai là có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên cũng cần phải có những lưu ý đặc biệt khi tiến hành trồng.
Như chia sẻ ở trên là cây Cẩm Lai có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên trong quá trình trồng cần phải tiến hành kiểm tra cây giống kỹ lưỡng, cần loại bỏ những cây Cẩm Lai giống bị dị tật ở rễ, thân và những cây bị thấp còi. Bên cạnh đó, trước khi trồng cần phải đào xới đất thật đều, những nơi có đất và nguồn nước bị ô nhiễm thì không được trồng vì có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển của cây Cẩm Lai sau này hoặc thậm chí là làm chết cây.
Cách trồng cây Cẩm Lai giống
Cách chăm sóc cây Cẩm Lai
Hơn thế nữa, vì lúc nhỏ loài cây này chịu nóng tốt nên cần phải thiết kế hệ thống che chắn cho thật tốt, không quá râm nhưng cũng không nên quá sáng. Đặc biệt không được trồng cây ở những vùng ngập mặn, bị nhiễm phèn, những vùng trũng vì như vậy sẽ làm chậm sự phát triển của cây Cẩm Lai về sau hoặc nặng hơn là gây thối rễ dẫn đến tình trạng cây bị chết.
Bên cạnh đó, việc tưới nước và bón phân khi trồng cây Cẩm Lai cũng đóng vai trò quan trọng không kém cho sự sinh trưởng của cây. Không nên để cây bị hạn cũng như không được tưới quá nhiều nước làm cho cây bị úng. Việc bón phân cho cây Cẩm Lai cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và cũng cần thường xuyên bổ sung hàm lượng khoáng, phân vi sinh trong và sau khi trồng cây.
Cách chăm sóc cây Cẩm Lai
Những lưu ý về kỹ thuật trồng cây Cẩm Lai trên đây chắc chắn sẽ giúp các bạn có được cách trồng cây Cẩm Lai tốt nhất!